XtGem Forum catalog
BIG_BANG_2012
HOMEAdminChat
Time :14:4618/01/25
Website chạy tốt trên Uc browser !
Chat với Admin | Tin tức 24h


Cách đây mấy năm, chúng tôi còn là một lũ học sinh ở trọ một căn gác tại Hà Nội. Một buổi tối thứ bảy trời mưa, chúng tôi ngồi nói chuyện đoán đến cách chết của mỗi người sau này.
Phát nói một cách khôi hài:
- Chắc chắn rằng mau hay lâu đây tôi cũng thua một trận oanh liệt với mấy đạo quân vi trùng lao đã một năm nay đi dạo trong phổi tôi.
- Tôi có thể tin ở bệnh đau ruột của mình.
Sau lời ý, đến tôi.
Thanh, họa sĩ nói:
- Tôi chết vì đàn bà.
Hạ cười:
- Thật không?
Thanh ngừng một lúc rồi thong thả:
- Không, tôi sẽ gãy đổ vì nghệ thuật.
Sự sống và cuộc đời đưa chúng tôi về một nơi xa khác nhau. Năm năm sau, tôi gặp Nam, Cử nhân luật ở Sài Gòn. Nam rủ tôi cùng đi ăn cơm tối. Khi tôi tỏ ý hỏi thăm các bạn cũ còn ở Hà Nội, thì Nam nói:
- Bây giờ họ không còn đủ hết đâu!
- Tại sao thế?
- Mấy người đều theo đúng lời bàn đoán trước của họ. Anh còn nhớ buổi tối chúng ta nói đến cách chết của mỗi người sau này?
- Phải, nhớ lắm. Nửa năm sau đó tôi về đây, rồi trôi dạt khắp nơi đến nay gặp anh.
- à, Phát là người đi trước, sáu tháng sau, hắn chết lúc gần kỳ thi.
- Chúng ta cả thảy là sáu - ba đứa đều đi theo mỗi cách chết riêng. ý thì lẽ tất nhiên vì bệnh đau ruột. Tứ thì vỡ não vì quá trụy lạc. Thần chết cũng chiều theo ý muốn của người đấy chứ!
- Còn Thanh họa sĩ thì thế nào?
- Thanh đã theo đúng lời hơn hết trong bọn chúng ta. Hắn gẫy đổ vì đàn bà và nghệ thuật.
- Hắn chết vì đàn bà?
- Đã mấy tháng nay Thanh ở trong nhà thương điên, thuộc vào hạng không chữa được. Người thiếu nữ làm kiểu mẫu của Thanh tan ra vì khoái lạc, dưới những cái hôn nồng cháy của hắn rồi bốc lên não làm cho hắn thành điên.
- Tôi tưởng Nam nên khôi hài một lúc khác thì hơn.
- Không, tôi có khôi hài đâu, sự thật là thế. Nam khẩy tàn thuốc, gọi thêm một cốc rượu rồi nói:
- Câu chuyện tóm tắt như tôi đã nói với anh: một thiếu nữ trẻ, đẹp chừng hai nghìn tuổi, mà Thanh vẽ rồi yêu, tan ra vì khoái lạc trong lúc Thanh âu yếm. Vì thế mà Thanh trở nên điên. Hết! Nhưng nếu muốn rõ ràng, tôi có thể kể lại cho anh nghe.
Rồi Nam thong thả tiếp theo:
- Lúc anh từ giã Hà Nội, bốn tháng sau Thanh đến vẽ cho "Cổ viện á Đông". Tìm một họa sĩ chuyên về lối phương Đông như Thanh không phải dễ dàng. Thanh là một thiên tài và cũng vì thế mới đưa hắn vào nhà điên.
Độ ấy viên hội trưởng "Cổ viện á đông" có mua được một thứ đồ cổ rất quý, ở miền bắc á châu, không thể định giá được là bao nhiêu, vì trên mặt đất này chẳng có một vật thứ hai như thế. Đó là một khối nước đá lớn, đã mấy nghìn năm nay đựng một người đẹp còn giữ được thân thể nguyên vẹn nằm trong đó.
Việc chở "Người đẹp Đông phương" về rất khó khăn. Cái phòng làm chỗ ở cho người đàn bà lại khác lạ lắm. Một tòa nhà hai mươi thước bề cao, bốn mươi thước bề ngang và khá dài. "Cổ viện á Đông" muốn giữ được vẻ đặc biệt, cho "Người đẹp Đông phương" ở một căn phòng xây dưới đất, cả một tháp nước đá, mà nhờ các máy, khí hậu ở đây luôn luôn giá lạnh. Hai lớp cửa sắt phủ nước đá phía trong ngăn cách một gian phòng ấm áp ở ngoài. ánh đèn khí đặt rất khôn khéo chiếu sáng cái tháp mùa đông.
Ai muốn vào xem "Người đẹp Đông phương" thì phải có giấy phép của viên hội trưởng "Cổ viện á Đông". Thế rồi một người đến, và sự gặp gỡ này tai hại cho cả hai.
Thanh là người đã được chứng kiến lúc rước người đẹp đến. Nhân dịp này, có người chụp vài tấm hình về cuộc đón tiếp, nhưng hư hỏng gần hết, vì tảng nước đá phản ánh sáng, một người đàn bà bị thay đổi, như ở trong một tấm kính trá dạng. Bởi thế viên hội trưởng nhờ Thanh vẽ nàng để gửi bức tranh ấy qua trường Bác Cổ Pháp. Thanh nhận lời.
Thế rồi một sự dị thường đi qua tâm trí Thanh. Về sau các người canh giữ nhà nước đá nói rằng lúc đầu họ không thấy gì lạ trong các cử chỉ của Thanh, nhưng mấy ngày cuối cùng phải để ý vì thấy có khi họa sĩ ngồi yên hàng giờ, mắt chăm chú vào người đẹp, không vẽ một nét. Một hôm lạnh, tay cầm bút họa run, Thanh thôi, và cũng vẽ xong một bức chứa chan tài nghệ.
Trong mấy ngày trước khi thôi vẽ, Thanh nói với mấy người canh giữ ra ở phòng trước. Ban đầu họ không lấy làm lạ và cho là lòng tử tế của họa sĩ muốn được ở gian ngoài ấm áp hơn là gần khối nước đá lạnh lẽo. Thanh còn cho họ tiền riêng để họ mặc yên một mình họa sĩ. Hai lần, ở căn phòng trước, họ nghe tiếng nói trong gian phòng nước đá, và nhận ra là giọng của Thanh.
Về độ này, một hôm Thanh nói chuyện cùng viên hội trưởng mượn các thìa khoá trong gian phòng để người đẹp. Thanh muốn vẽ một bức tranh lớn về nàng và cần phải được luôn luôn tự do vô ra. Theo trường hợp khác thì Thanh đã được nhận lời, nhưng trong lúc ấy, cử chỉ của Thanh và cách yêu cầu có vẻ khác thường làm cho viên hội trưởng nghi nan liền từ chối một cách lịch thiệp. Thanh run người lên, nói vài câu vô nghĩa rồi vội vã ra ngoài, không chào nữa. Lẽ tất nhiên thái độ lạ lùng ấy làm cho viên hội trưởng thêm nghi ngờ. Ông ta bảo cùng những người canh giữ "Cổ viện á Đông" không được để một người nào vào gian phòng nước đá nếu chẳng có giấy phép có chữ ký của ông ta.
Sau đó có tin ở Cổ viện rằng có người định đánh đuổi tên canh gác để vào trong tháp nước đá. Người ấy không ai khác hơn là Thanh. Ông hội trưởng hay tin, tìm đến nhà Thanh gặp lúc Thanh đang ngồi trước đồ vẽ, mặt úp trong hai tay. Thấy khó cắt nghĩa về việc đã xẩy ra, Thanh lễ phép mời viên hội trưởng đi ngay khỏi căn phòng mà Thanh là chủ nhân. Thấy họa sĩ có vẻ kỳ dị, ông nhún vai ra về và đặt thêm ba ống khóa bí mật ở cửa phòng "Người đẹp Đông phương" và giữ chìa khóa trong tủ sắt ở buồng giấy riêng. Trong ba tháng, không có sự gì xẩy ra. Mỗi tuần hai lần viên hội trưởng cùng hai người canh giữ coi về các máy lạnh tự mình vào thăm người đẹp.
Mỗi ngày, Thanh vào phòng họa nhưng không làm việc nữa, nước thuốc khô lại, bút vẽ bừa bãi không rửa. Có lúc, Thanh ngồi hàng giờ trước giá vẽ hay là đi lui tới luôn trong phòng không nghỉ. Cách nửa tháng, một buổi khuya, tôi gặp Thanh trong một tiệm cà phê bán sáng đêm. Lạnh lùng bơ phờ, Thanh bắt tay tôi, chỉ nói một câu:
- Tôi mới bán ba bức tranh cho một người Pháp được gần một ngàn đồng.
Rồi im lặng ngồi nhìn tách cà phê đậm đen cho đến lúc trời hừng sáng, Thanh đứng dậy nhìn tôi cười gượng đầy cả buồn rầu ra về.
Vắng Thanh khá lâu, một hôm tôi đọc thấy trên báo rằng Thanh và đồng lõa, một người thợ khóa, và tên canh giữ "Cổ viện á Đông" bị truy tố. Người thợ khóa có tiền án trốn thoát; tên canh giữ bị bắt thú nhận hết: Thanh năn nỉ nếu hắn ngủ yên trong đêm phiên gác thì sẽ cho một trăm đồng. Được món tiền lớn hắn nhận lời. Lúc chín giờ tối Thanh đến Cổ viện với một người thợ khóa, tên canh giữ mở cửa cho hai người vào phòng giấy của viên hội trưởng.
Tên thợ khóa mở cửa vào, rồi đem ra thử đủ các kiểu thìa khóa để mở tủ sắt. Hắn không phải khó nhọc lắm, vì ống khóa tủ sắt làm theo một kiểu xưa, Thanh lấy mấy cái thìa khóa để trong đó và đóng lại. Rồi cả ba người vào trong Cổ viện mở các ống khóa bí mật ở tòa nước đá để vào văn phòng trước.
Thanh bảo tên canh giữ đốt củi ở lò sưởi cho được ấm áp rồi bày thuốc màu và đồ vẽ đem theo. Thanh đưa cho tên canh giữ số tiền đã hẹn và cho tên thợ khóa ba chục rồi bảo đi ra để yên một mình Thanh. Hai đứa ra uống rượu mừng được món tiền lớn, rồi người thợ khóa đi, tên canh giữ ngả ra ngủ cho đến sáng.
Tình cờ ngày sau lại gặp hôm viên hội trưởng đến thăm người đẹp. Thấy cánh cửa sắt khóa ở trong, ông cho tìm một người thợ khóa và báo tin cùng sở cảnh sát. Sau một giờ phá, cạy, cái cửa sắt nặng rơi rầm xuống trong gian phòng ngoài. Một mùi thối ghê gớm hắt vào mặt bắt họ muốn nhào lui, long óc. Viên hội trưởng bịt mũi bằng khăn tay, chạy vào thì thấy khối nước đá đã tan vỡ và ở phía giữa, người đẹp biến mất.
Thình lình trong góc, một giọng rền rĩ, than vãn nghe như không phải là tiếng của người. Thanh đang cựa quậy trong đống nước đá bị ướp lạnh đến nửa người. Mặt và hai tay đầy máu, mình mặc sơ mi và quần áo rách hư. Hai con mắt của Thanh như lìa ra khỏi sọ dừa, nước bọt chảy đầy cả miệng. Người ta đem Thanh ra khỏi nơi này rất khó khăn. Trả lời cho những câu hỏi, Thanh chỉ lập cập nói không đâu. Khi muốn đưa Thanh ra căn phòng trước thì hắn la hét và vùng vẫy chống cự lại. Bốn người phải giữ lấy Thanh nhưng lúc đem ra gần cửa phía ngoài thì hắn giật thoát được, với một tiếng hét ghê gớm rồi chạy vào một góc trong xa. Một sự giày vò điên cuồng đưa lại cho cái thân hình đã giá cứng một sức mạnh lạ thường khiến những người canh gác phải bắt trói chân tay Thanh lại, khiêng đi như một con vật. Ra đến trước cửa Thanh còn cố gỡ thoát ra với một tiếng kêu rùng rợn, rồi rơi xuống đất, đầu gối trên một tảng nước đá, bất tỉnh.
Người ta mới chở Thanh vào nhà thương và ở đây, cách ba tháng sau, đưa vào nhà điên. Tôi có đến thăm Thanh một lần trông thảm hại quá. Hai lỗ tai và bàn tay mặt cứng giá lại, độ mười lăm phút, thì một cơn ho dữ dội làm run rẩy cả mình Thanh. Sau một đêm ghê rợn trong gian phòng nước đá, Thanh chẳng có một lúc yên. Một cơn mê sảng ghê gớm giày vò hắn cả ngày lẫn đêm.
Tôi sôi nổi giục Nam.
- Nhưng mà trong đêm đó tại "Cổ viện á Đông" đã xẩy ra những gì?
- Tôi đã hết sức chú ý, thu nhặt đến những tài liệu gần như vô ích để đi tới sự hiểu biết rõ ràng. Tôi sục sạo những tranh vẽ, các hộc bàn của Thanh; ở đây, một nét vẽ, chỗ kia một hàng chữ, cắt nghĩa cho tôi biết thấu những dây tơ tưởng, những giấc mơ của Thanh. Có lẽ tôi phải nghĩ ra nhiều trường hợp nữa, nhưng tôi chắc không đến nỗi phải lầm.
Nguyễn Thanh là một người khác thường. Thanh đi trên cuộc đời với một giấc mơ trong tâm hồn. Đối với Thanh cái gì rồi cũng ra tro bụi trong nháy mắt, cái xác con chó chết thối tha bên đường cũng như hình ảnh người đàn bà đẹp nhất bằng xương bằng thịt. Thanh muốn sự không bao giờ có thực hiện. Phải có một cái đẹp nữa, đứng trên cả thời gian và không gian: sự bất diệt.
Và sự vô vọng ấy đã thành sự thật: nhà nghệ sĩ đã tìm được nàng bất diệt, "Người đẹp Đông phương" - Một người đàn bà đẹp, đã sống mấy ngàn năm trước đây ở một góc trời á đến làm kiểu mẫu cho Thanh. Nàng đã đặt mình nằm trên sức mạnh của thời gian để gặp Thanh. Nàng đã chết. Nhưng cần gì? Thanh nói thế, dẫu nàng chết đi rồi, sao Thanh lại không có thể yêu? Người xưa đã yêu một pho tượng đá và pho tượng đã cảm động hóa ra người. Người đẹp phương Đông đã thắng được sức mạnh của thời gian trong khi loài người tiêu tan trở về với cát bụi. Nhà nghệ sĩ theo đuổi sự bất tử liền ôm ấp lấy sự phi thường ấy.
Cứ mỗi lần Thanh đến ở Cổ viện để vẽ người đẹp, thì trong hồn càng in sâu bức tranh tượng trưng sự thắng lợi của sắc đẹp trên thời gian. Và bởi đây, trí tưởng điên cuồng của nhà nghệ sĩ đã nẩy nở ra cái hoa đẹp nhất mà không bao giờ một người trần gian nào được hưởng: ái tình và Nghệ thuật hòa nhịp đời đời. Nhưng mà không phải Thanh vẽ người yêu ở trong khối óc đá. Nàng phải được tự do nằm ở gần chàng. Dưới chân nàng thời gian giết hại bất lực quỳ trước nhan sắc thắng thế.
ý nghĩ đem nàng ra khỏi khối nước đá ăn sâu trong tâm hồn Thanh và những sự khó khăn phải gặp chỉ làm cho Thanh thêm bồng bột muốn đi ngay đến định tưởng. Với số tiền đã bán được mấy bức tranh, Thanh đưa cho tên canh giữ và người thợ khóa, Thanh có thể thực hiện được ý muốn. Trong thời kỳ viên hội trưởng cấm không cho Thanh vào Cổ viện, sự ước muốn gần người đẹp càng sôi nổi trong đầu óc Thanh. Và chàng đã tìm đến "Người đẹp Đông phương".
Trong khối nước đá, nàng như muốn đi ra với Thanh. Hai mắt người đẹp như chăm chú nhìn Thanh, bàn tay nàng như ra dấu trước sự mờ loạn của Thanh.
Chàng rút cái rìu nhỏ đem theo trong túi ra bắt đầu làm việc.
Nhưng với một vật nhỏ như thế không phải là dễ dàng, Thanh đã phải làm việc rất lâu. Từng lúc người đẹp như thúc giục chàng với đôi mắt xanh biếc.
- Gắng lên, người yêu của em! Chỉ trong chốc lát là em sẽ ở trong tay anh!
Bốn bề nước đá vỡ vớt ra từng mảng. Thanh phá mãi, và bồng được người đẹp ra ở phòng ngoài ấm áp và tiếng nổ trong lò sưởi như hát một điệu nhạc lạ lùng.
Nhẹ nhàng, Thanh đặt nàng trên ghế dài rồi bắt đầu vẽ. Với một sự sôi nổi dị thường, một cảm hứng kỳ lạ, Thanh đặt hết thiên tài vào tác phẩm của mình. Trong khi ấy, lửa ở lò sưởi cháy rực làm không khí trong phòng trở nên nóng bức. Mồ hôi nhỏ giọt ở trán, Thanh tưởng là sự kích thích của linh hứng đã làm cho chàng nóng nảy nên cởi áo ngoài ra mặc sơ mi để vẽ.
Có phải môi nàng đã cử động không? Thanh chăm chú nhìn nàng, môi dưới của người đẹp như thoáng một nét cười. Thanh dụi mắt tưởng mình lầm lạc. Nhưng tay nàng se sẽ cử động như tỏ dấu cho Thanh lại. Thanh vứt bút vẽ vội vàng đến bên nàng. Chàng quỳ xuống, nắm lấy bàn tay xinh đẹp in mấy làn gân xanh nhạt Nàng để yên cho Thanh. Chàng ấp vào bàn tay, ngẩng đầu lên nhìn rồi ngả mình vào lòng nàng, nhắm mắt hôn má, môi, cổ, làn ngực trắng nõn nà.
Xác thịt tan rữa, hôi nồng nặc dính vào người Thanh. Chàng lùi vài bước. Những nét đẹp mất dần... Một mùi thối ghê gớm, không thể chịu nổi lấn át Thanh và theo hơi nóng của lửa càng tăng thêm. Xác người đàn bà đẹp chảy ra. Trước mắt Thanh, một cảnh tượng khủng khiếp đi sâu vào trí não chàng: thời gian, cái vĩ đại tàn ác trả thù.
Thanh muốn trốn thoát, chạy ra cửa... nhưng thìa khóa đâu? Trong lúc ấy, Thanh không còn lý trí nữa. Chàng đánh đầu đến chảy máu, nhưng cửa sắt vẫn đóng chặt. Và cứ mỗi lúc cảnh rùng rợn càng tăng thêm. Thanh cảm thấy mùi thịt rữa nát bấu cắn lấy mũi, miệng chàng. Thanh hét lên như một con vật bị cắn họng, chàng đâm mình vào trong phòng nước đá rồi ngồi yên trong một góc mặc cho sự hối hận vò xé, đay nghiến.
Và đây, ta thấy con người bé nhỏ rồ dại tưởng có thể giãy đạp thời gian ở dưới chân.


Nhập tên bài hát ...
Dowload Uc browser trình duyệt hỗ trợ tốt nhất trên mobile
Về trang chủ
29
♥ Hôm nay 195
♥ Tổng cộng 30461
Tags: http://huyenthoai96.wap.sh/nguoi dep dong phuong
SEO : Bạn đến từ :
#xt_auth_container { position: static; display: inline; display: inline-block; text-align: right; margin: 3px 0; padding: 0; width: 100%; height: auto; border: none; } .xt_auth_view { position: static; display: inline; display: inline-block; text-align: right; margin: 0; padding: 0; width: auto; height auto; border: none; } .xt_auth_action { text-align: left; position: static; display: inline; zoom: 1; display: inline-block; vertical-align: top; margin: 0 5px 0 0; padding: 0 5px; height: 20px; width: auto; border: none; -webkit-border-radius: 3px; -moz-border-radius: 3px; -o-border-radius: 3px; border-radius: 3px; background-color: #2e2e2e; background-color: rgba(0,0,0,0.4); !background-color: #2e2e2e; font: 600 12px/20px "Helvetica Neue","HelveticaNeue",Helvetica,Arial,sans-serif; text-decoration: none; -webkit-text-shadow: 1px 1px 0 rgba(0,0,0,0.08); -moz-text-shadow: 1px 1px 0 rgba(0,0,0,0.08); -o-text-shadow: 1px 1px 0 rgba(0,0,0,0.08); text-shadow: 1px 1px 0 rgba(0,0,0,0.08); color: #fff; -webkit-user-select: none; } .xt_auth_action > * { vertical-align: top; } .xt_auth_action:hover { background-color: #1f1f1f; background-color: rgba(0,0,0,0.6); } .xt_auth_action:link, .xt_auth_action:visited, .xt_auth_action:active, .xt_auth_action:hover { text-decoration: none; color: #fff; } .xt_auth_icon, .xt_auth_avatar { position: static; display: inline; display: inline-block; width: 13px; height: 13px; margin: 3px 1px 0 0; padding: 0; vertical-align: top; border: 0; } .xt_auth_icon { background-image: url(http://xtgem.com/images/authbar/auth_sprite_v2.png); margin-right: 0; } .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_icon { background-size: 103px; /* margin: 4px 2px 0 0; */ } /* join & subscribe */ .xt_auth_join .xt_auth_icon, .xt_auth_subscribe .xt_auth_icon { background-position: -92px 13px; } /* inbox */ .xt_auth_inbox .xt_auth_icon { background-position: -78px 13px; } /* rate */ .xt_auth_rate .xt_auth_icon { background-position: 0 14px; } /* unrate */ .xt_auth_unrate .xt_auth_icon { background-position: -13px 14px; } /* star */ .xt_auth_star .xt_auth_icon { background-position: -26px 13px; } /* unstar */ .xt_auth_unstar .xt_auth_icon { background-position: -39px 13px; } /* repost */ .xt_auth_repost .xt_auth_icon { background-position: -52px 12px; margin-top: 4px; } /* reposted */ .xt_auth_reposted .xt_auth_icon { background-position: -65px 12px; margin-top: 4px; } /* join & subscribe */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_join .xt_auth_icon, .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_subscribe .xt_auth_icon { background-position: 11px 0.5px; width: 12px; } /* inbox */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_inbox .xt_auth_icon { background-position: 25px 1px; } /* rate */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_rate .xt_auth_icon { background-position: 0 0; } /* unrate */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_unrate .xt_auth_icon { background-position: -13px 0; } /* star */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_star .xt_auth_icon { background-position: 77px 0; } /* unstar */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_unstar .xt_auth_icon { background-position: 64px 0; } /* repost */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_repost .xt_auth_icon { background-position: 51px 1px; margin: 3px 0 0 0; } /* reposted */ .xt_auth_icon_enchanted .xt_auth_reposted .xt_auth_icon { background-position: 39px 1px; margin: 3px 0 0 0; } /* hidding */ .xt_auth_unstar, .xt_auth_unsubscribe, .xt_auth_unrate { display: none; } .xt_auth_action_star_active .xt_auth_unstar, .xt_auth_action_rate_active .xt_auth_unrate, .xt_auth_action_subscribe_active .xt_auth_unsubscribe { display: inline-block; } .xt_auth_action_star_active .xt_auth_star, .xt_auth_action_rate_active .xt_auth_rate, .xt_auth_action_subscribe_active .xt_auth_subscribe { display: none; } #xt_auth_container { position: fixed; } html { padding-top: 20px; } #xt_auth_container { top: 0; left: 0; } #xt_auth_container, .xt_auth_view, .xt_auth_icon, .xt_auth_avatar { max-height: none !important; max-width: none !important; min-width: none !important; min-width: none !important; opacity: 1 !important; text-indent: 0 !important; visibility:visible !important; }